Những sai lầm trong tuyển dụng dễ dàng mắc phải

1142 lượt xem

14/08/2020

Tuyển dụng nhân sự không chỉ đơn giản là nhận hồ sơ, hẹn lịch phỏng vấn và chọn ra ứng viên xuất sắc nhất cho công ty. Quá trình tuyển dụng nhân sự đòi hỏi nhà tuyển dụng phải là người có tâm huyết, kinh nghiệm, sự chuẩn bị để chắc chắn rằng trong quá trình làm việc không gặp bất cứ sai lầm nào. Tuy nhiên, từ những khâu đầu tiên đã có thể xảy ra những sai lầm không đáng có. Bài viết dưới dây chỉ ra những sai lầm trong tuyển dụng dễ dàng mắc phải.

1. Không hồi đáp cho ứng viên khi nhận hồ sơ

Cho dù bạn nhận hồ sơ qua bất kỳ phương tiện nào, hãy hồi đáp cho ứng viên biết bạn đã nhận được hồ sơ ứng tuyển và thông tin sơ bộ về việc xem xét hồ sơ. Điều này giúp ứng viên cảm thấy mình được tôn trọng, biết chắc các nhà quản trị nhận được hồ sơ ứng tuyển của mình và xem xét đến nó. Từ đó, họ nuôi hy vọng và có thêm động lực để theo đuổi quá trình ứng tuyển. Và điều quan trọng nhất, họ sẽ nhớ đến công ty bạn. Tuyển dụng còn có vai trò PR, thậm chí là marketing mà các nhà tuyển dụng không nên xem thường.

2. Hẹn quá nhiều người phỏng vấn cùng một thời gian

Sau khi sàng lọc ứng viên, công việc tiếp theo trong quy trình tuyển dụng là lên lịch phỏng vấn. Nếu có ít hồ sơ thì thời gian hẹn phỏng vấn có thể trùng nhau, nhưng nếu có nhiều hồ sơ mà người tuyển dụng vẫn hẹn tất cả các ứng viên cùng một thời gian sẽ khiến cho nhiều người phải chờ lâu, nhiều người sẽ đánh giá nhà tuyển dụng làm việc không chuyên nghiệp. Vì vậy, hãy lên lịch phỏng vấn thật hợp lý để không làm ảnh hưởng tới thời gian của mình và cả ứng viên.

3. Không có sự chuẩn bị cho buổi phỏng vấn

Bạn có thể dễ dàng mắc sai lầm trong quá trình tuyển dụng nếu không có sự chuẩn bị trước cho quá trình xem nhận hồ sơ và quá trình phỏng vấn. Biết rõ bạn nên đặt những câu hỏi nào cho ứng viên và bạn mong đợi câu trả lời như thế nào từ phía họ.

4. Không cung cấp thông tin công việc cho ứng viên

Việc một nhà tuyển dụng không cung cấp những thông tin chính về vị trí công việc, chính sách của công ty khi ứng viên đặt câu hỏi là một sai lầm vô cùng tệ hại. Ứng viên có thể không biết về vị trí họ ứng tuyển nhưng nhà tuyển dụng thì tuyệt đối không thể như vậy. Điều này sẽ khiến cho ứng viên đánh giá không hay về nhà tuyển dụng và cả công ty.

5. Không dẫn dắt tốt buổi phỏng vấn

Để có thể “điều khiển” và có được một buổi phỏng vấn tốt là một kỹ năng mà không phải người nào cũng có. Điều quan trọng nhất là bạn cần phải hỏi đúng câu hỏi để quyết định liệu ứng viên đó có phải là người mà công ty đang cần và là người có kiến thức phù hợp với loại công việc mà công ty đang tuyển hay không.

5. Không để cho ứng viên nói

Nhiệm vụ của nhà tuyển dụng là đặt câu hỏi cho ứng viên trả lời và trả lời những câu hỏi của ứng viên. Tuy nhiên, khi ngồi ở vị trí nhà tuyển dụng, bạn hãy cân nhắc mọi câu hỏi, trả lời của mình. Không nên nói quá nhiều và không để cho ứng viên có cơ hội để trình bày. Trong quá trình trao đổi đó, bạn sẽ có nhiều căn cứ để đánh giá ứng viên có thực sự phù hợp với vị trí công việc cần tuyển hay không.

7. Không có kế hoạch sử dụng nhân sự lâu dài

Nhiều nhà tuyển dụng chỉ tuyển thêm người để lấp chỗ trống đang thiếu hay vì thời gian gần đây họ có quá nhiều việc. Nếu bạn tuyển nhân viên chỉ vì những mục đích tạm thời, bạn khó có thể nhận được những cống hiến tối đa từ họ, vì các nhân viên thường chỉ bộc lộ hết khả năng trong môi trường làm việc ổn định.

8. Hứa hẹn với ứng viên mà không thể thực hiện

Bắt tay có lây nhiễm virus corona chủng mới không? | Vinmec

Việc hứa hẹn trước bất cứ điều gì với ứng viên là sai lầm lớn nhất mà bạn nên tránh. Khi bạn không biết chắc về thời điểm mà bạn có thể nhận họ vào làm việc thì bạn không nên nói chắc với ứng viên đó bất cứ điều gì. Việc ứng viên lựa chọn ứng tuyển vào công ty của bạn có thể xuất phát từ việc mà bạn hứa hẹn. Tuy nhiên, quá trình làm việc không phải ngày một ngày hai, khi bạn không thể chịu trách nhiệm trước lời hứa của mình cũng là lúc nhân viên sẽ rời xa bạn.

 9. Quá tập trung vào yếu tố chuyên môn

Chuyên môn là yếu tố để đánh giá ứng viên, tuy nhiên đây lại không phải là yếu tố duy nhất. Bởi lẽ, chuyên môn chỉ đánh giá từ những thành tích trong quá khứ mà không thể hiện hết khả năng của một người. Mở rộng cơ hội cho ứng viên cũng là mở rộng cơ hội cho bạn. Vì biết đâu, chính họ sẽ làm nên thành công cho doanh nghiệp của bạn trong tương lai.

Trên đây là những sai lầm trong tuyển dụng dễ dàng mắc phải. Đừng để những sai lầm làm giảm hiệu quả công việc của bạn. Hãy tâm huyết từ những khâu nhỏ nhất để đạt được hiệu quả tối ưu. Chúc bạn tìm được những ứng viên chất lương.

Xem thêm: 150 Group Tuyển dụng trên Facebook hiệu quả nhất 2020 

Tuyển dụng nhân sự chất lượng và nhanh chóng cùng Huntpro

Đăng tuyển ngay